Mẫu luận văn Thạc sĩ - hệ hàn lâm
Kết quả từ những nghiên cứu trước cho thấy nội dung hấp dẫn giới tính trong quảng cáo bị chỉ trích trên phương diện văn hóa hoặc không được chấp nhận về mặt đạo đức, gây ra sự phán xét tiêu cực của người tiêu dùng (LaTour, 1990; Gould, 1994; LaTour và Henthorne, 1994). Đồng thời, những người theo thuyết ủng hộ nữ quyền cũng tỏ quan điểm không thích những quảng cáo có hình ảnh nhạy cảm của nữ giới vì cho rằng những hình ảnh như vậy làm hạ thấp phẩm giá người phụ nữ (Ford và LaTour, 1993; Mackay và Covell, 1997).
Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu về tác động của sự phán xét về mặt đạo đức và thái độ ủng hộ nữ quyền đến thái độ đối với quảng cáo hấp dẫn giới tính chưa được nhất quán trong các bối cảnh khác nhau. Mới đây, với sự phát triển của lý thuyết nữ quyền trong xã hội học và làn sóng giải phóng phụ nữ dâng cao, các nghiên cứu gần nhất đã cho thấy sự phán xét, tháo độ ủng hộ nữ quyền và thái độ đối với quảng cáo hấp dẫn giới tính có phần tích cực hơn so với các nghiên cứu được công bố gần 20
năm trước đó (Zimmerman và Dahlberg, 2008, Choi và cộng sự, 2016).
Như vậy, có thể thấy quảng cáo và sự phù hợp chuẩn mực văn hoá vẫn luôn là vấn đề gây đau đầu cho các thương hiệu toàn cầu lẫn các doanh nghiệp nội muốn tạo sự đột phá. Việc biết điểm dừng ở ngưỡng cho phép trong các quảng cáo hấp dẫn giới tính mà vẫn gây được hiệu ứng truyền thông cũng như tạo được thái độ thiện cảm của người tiêu dùng dành cho thương hiệu là bài toán chưa có lời giải. Trong khi đó, kết quả tác động của sự phán xét về mặt đạo đức và thái độ ủng hộ nữ quyền đến thái độ đối với quảng cáo hấp dẫn giới tính còn nhiều tranh luận giữa các tác giả. Văn hóa xã hội Việt Nam vừa có nét truyền thống, vừa hội nhập văn hóa phương tây trong bối cảnh toàn cầu, nhiều quảng cáo hấp dẫn giới tính đã được sử dụng và dẫn đến nhiều bình luận trái chiều sôi nổi. Nhưng hiện tại, chưa có các nghiên cứu chính thức điều tra xem các yếu tố nào tác động đến thái độ đối với quảng cáo hấp dẫn giới tính cũng như thái độ của người xem đối với thương hiệu ra sao và liệu khách hàng tiềm năng sẽ có ý định mua sản phẩm được giới thiệu trong các quảng cáo hấp dẫn giới tính hay
không? Đó chính là những lý do tác giả thực hiện đề tài “Sự phán xét đạo đức, thái độ ủng hộ nữ quyền, thái độ đối với quảng cáo hấp dẫn giới tính và thái độ đối với thương hiệu” với mong muốn đánh giá được thái độ của người tiêu dùng trước quảng cáo có sử dụng nội dung hấp dẫn giới tính và hiệu quả mà quảng cáo mang lại.
Luận văn thứ 1:
Luận văn số 2
Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu về tác động của sự phán xét về mặt đạo đức và thái độ ủng hộ nữ quyền đến thái độ đối với quảng cáo hấp dẫn giới tính chưa được nhất quán trong các bối cảnh khác nhau. Mới đây, với sự phát triển của lý thuyết nữ quyền trong xã hội học và làn sóng giải phóng phụ nữ dâng cao, các nghiên cứu gần nhất đã cho thấy sự phán xét, tháo độ ủng hộ nữ quyền và thái độ đối với quảng cáo hấp dẫn giới tính có phần tích cực hơn so với các nghiên cứu được công bố gần 20
năm trước đó (Zimmerman và Dahlberg, 2008, Choi và cộng sự, 2016).
Như vậy, có thể thấy quảng cáo và sự phù hợp chuẩn mực văn hoá vẫn luôn là vấn đề gây đau đầu cho các thương hiệu toàn cầu lẫn các doanh nghiệp nội muốn tạo sự đột phá. Việc biết điểm dừng ở ngưỡng cho phép trong các quảng cáo hấp dẫn giới tính mà vẫn gây được hiệu ứng truyền thông cũng như tạo được thái độ thiện cảm của người tiêu dùng dành cho thương hiệu là bài toán chưa có lời giải. Trong khi đó, kết quả tác động của sự phán xét về mặt đạo đức và thái độ ủng hộ nữ quyền đến thái độ đối với quảng cáo hấp dẫn giới tính còn nhiều tranh luận giữa các tác giả. Văn hóa xã hội Việt Nam vừa có nét truyền thống, vừa hội nhập văn hóa phương tây trong bối cảnh toàn cầu, nhiều quảng cáo hấp dẫn giới tính đã được sử dụng và dẫn đến nhiều bình luận trái chiều sôi nổi. Nhưng hiện tại, chưa có các nghiên cứu chính thức điều tra xem các yếu tố nào tác động đến thái độ đối với quảng cáo hấp dẫn giới tính cũng như thái độ của người xem đối với thương hiệu ra sao và liệu khách hàng tiềm năng sẽ có ý định mua sản phẩm được giới thiệu trong các quảng cáo hấp dẫn giới tính hay
không? Đó chính là những lý do tác giả thực hiện đề tài “Sự phán xét đạo đức, thái độ ủng hộ nữ quyền, thái độ đối với quảng cáo hấp dẫn giới tính và thái độ đối với thương hiệu” với mong muốn đánh giá được thái độ của người tiêu dùng trước quảng cáo có sử dụng nội dung hấp dẫn giới tính và hiệu quả mà quảng cáo mang lại.
Luận văn thứ 1:
Luận văn số 2
Comments
Post a Comment